Chính từ thách thức trên đòi hỏi chúng ta cần đặc biệt quan tâm trong quá trình cùng nông dân tham gia sản xuất lúa gạo phục vụ nhu cầu cho cả nước nói riêng và xuất khẩu nói chung. Do đó cần chọn lựa quy trình canh tác phù hợp trước tình trạng biến đổi khí hậu, góp phần giúp cải thiện tình trạng đất đai và ô nhiễm môi trường, bảo đảm hiệu quả, năng suất, chất lượng gạo, hướng đến xây dựng nông nghiệp bền vững, xanh sạch.
Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí được nghiên cứu, ứng dụng thành công trong nhiều năm qua, được Cục trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2013. Cho đến nay, quy trình này vẫn chứng minh được hiệu quả trong ứng dụng với nhiều mô hình đã được triển khai và thực chứng trên khắp cả nước. Chính vì vậy, quy trình đã được khuyến khích ứng dụng trên diện rộng ở cả khu vực ĐBSCL đến Miền Đông, Miền Trung và phía Bắc.
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA HỢP TRÍ
Qua nhiều năm thực nghiệm và tổng hợp kết quả từ trên 5.000 ha áp dụng Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí so sánh với QUY TRÌNH mà bà con nông dân đang áp dụng lâu nay, Hội đồng Khoa học và Công nghệ của Bộ NN&PTNTđã đánh giá quy trình Hợp Trí mang lại những lợi ích như sau:
- Giảm lượng giống gieo sạ: theo tập quán hiện nay bà con nông dân sử dụng lượng giống trung bình 170,5 kg/ha, khi áp dụng quy trình Hợp Trí bà con đã chủ động giảm xuống còn 121 kg/ha.Giảm được 49,5 kg/ha/vụ. Theo chúng tôi, tùy theo điều kiện cụ thể khi áp dụng quy trình Hợp Trí bà con có thể tiếp tục giảm lượng giống xuống còn 100 – 120kg/ha nếu sạ lan và 80 – 100kg/ha nếu sạ hàng.
- Giảm phân bón: với diện tích thực nghiệm trên 5.000 ha qua các mùa vụ và các vùng đất khác nhau, nông dân áp dụng quy trình Hợp Trí đã giảm được lượng phân bón nguyên chất trung bìnhlần lượt là 30 – 12 – 6 kg N.P.K/ha, tương đương khoảng 65 kg urê, 75 kg super lân và 10 kg clorua kali/ha/vụ. Cụ thể:
- Trước khi tham gia mô hình: nông dân áp dụng công thức bón phân trung bình là 102 – 60– 35, cao nhất 136 – 71– 30, thấp nhất 72 – 67 – 45 (N – P2O5 – K2O)
- Sau khi tham gia mô hình: nông dân áp dụng công thức bón phân trung bình là 72 – 48 – 29, cao nhất 84 – 58 – 30, thấp nhất 65 – 40 – 36 (N – P2O5 – K2O)
- Giảm số lần phun thuốc: số lần phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khi áp dụng quy trình Hợp Trí đã giảm được trung bình 3,3 lần/vụ. Cụ thể, trong điều kiện sản xuất bình thường bà con sử dụng thuốc trừ sâu 3,5 lần, thuốc trừ bệnh 4,5 lần (tổng cộng 8 lần/vụ chưa kể thuốc trừ cỏ và thuốc trừ OBV), khi tham gia canh tác theo quy trình Hợp Trí bà con chỉ sử dụng 1,2 lần thuốc trừ sâu, 3,5 lần thuốc trừ bệnh (tổng cộng 4,7 lần). Nếu tính giá trung bình theo thời điểm hiện tại cho mỗi lần phun khoảng 350.000 đồng/ha bao gồm tiền thuốc và công lao động thì mỗi vụ nông dân cũng tiết kiệm được 1.155.000 đồng/ha tiền sử dụng thuốc trừ sâu và trừ bệnh.
- Tăng năng suất: theo kết quả tổng hợp từ trên 5.000 ha áp dụng quy trình Hợp Trí từ năm 2007 đến 2013 thì khi áp dụng quy trình năng suất bình quân tăng được 440 kg/ha (tương đương 6 – 8%). Giả thuyết, nếu toàn bộ diện tích trồng lúa trong cả nước áp dụng quy trình Hợp Trí thì sản lượng lúa mỗi năm sẽ tăng thêm khoảng 3,4 triệu tấn.
- Tăng chất lượng: Khi áp dụng quy trình của Hợp Trí do không có sử dụng chất kích thích tăng trưởng, giảm thuốc sâu, thuốc bệnh, tăng cường các chất hữu cơ và trung vi lượng nên màu sắc của hạt lúa đẹp, chất lượng của hạt gạo tốt so với sản xuất bình thường. Theo kết quả phân tích chất lượng lúa thu mua từ nông dân áp dụng quy trình Hợp Trí và nông dân không áp dụng quy trình Hợp Trí tại CĐM xã Tuyên Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An vụ Hè Thu 2012 thì độ rạn gãy lúa nguyên liệu có áp dụng quy trình là 5,4%, trong khi lúa không áp dụng quy trình là 9,8%. Sau khi đưa qua các công đoạn sấy tầng sôi sau đó để mát tự nhiên thì độ rạn gãy của lúa có áp dụng quy trình là 13,13% trong khi lúa không áp dụng quy trình là 21% (chênh lệch 7,87%)
- Tăng lợi nhuận: do giá thành sản xuất lúa khi áp dụng quy trình Hợp Trí giảm trung bình từ 300 đến 500 đồng/kg và năng suất tăng nên lợi nhuận bình quân tăng thêm từ 3.123.000 đến 4.244.000 đồng/ha tùy theo thời điểm.
- Bảo vệ môi trường: nông dân áp dụng quy trình đã thay đổi được nhận thức từ việc chỉ bón thuần phân hóa học đa lượng (NPK) sang bón bổ sung trung vi lượng và hữu cơ sinh học đưa đến giảm lượng thuốc BVTV góp phần bảo vệ môi trường và nền nông nghiệp bền vững.
Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí
Thời điểm | Công việc | Sản phẩm/Liều lượng/ha |
Trước gieo sạ hoặc trước cấy 1 ngày | Làm đất – Bón lót |
|
Trước hoặc sau sạ | Phun thuốc diệt ốc và diệt cỏ | Theo hướng dẫn |
7-10 NSS | Bón phân thúc đợt 1 |
|
13-15 NSS | Phun Hydrophos | 1 lít |
18-22 NSS | Bón phân thúc đợt 2 |
|
25-30 NSS | Phun Hợp Trí CaSi | 0,5 lít |
38-45 NSS | Bón phân rước đòng |
|
50-55 NSS | Phun Hợp Trí CaSi | 0,5 lít |
Lúa trổ lẹt xẹt 2-3% | Phun Bortrac và Hợp Trí HK 7.5.44 + TE |
|
Lúa trổ đều | Phun Bortrac và Hợp Trí HK 7.5.44 + TE |
|
Thu hoạch | Khi lúa có hạt chín từ 90-95% |
Lưu ý:
- Việc sử dụng thuốc trừ cỏ, thuốc trừ OBV, thuốc trừ sâu rầy, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ chuột hỗ trợ thêm cho quy trình khi thật sự cần thiết và theo phương pháp 4 đúng. Công ty Hợp Trí có đầy đủ các sản phẩm trên để cung cấp khi cần thiết.
- Những chân ruộng nghèo dinh dưỡng, đất cát pha, đất nhiễm mặn, đất phèn nặng, đất dễ bị ngộ độc hữu cơ thì tăng lượng Hợp Trí Super Humic lên 2 – 3 kg/ha cho mỗi lần bón.
- Sử dụng giống lúa xác nhận và xử lý bằng Hợp Trí Organo Forge khi lấy ngót ủ lại lần cuối (giống nứt nanh) trước khi đem gieo sạ để giúp mầm mọc khỏe, rễ mạnh, lên đều (15ml Hợp Trí Organo Forge pha 1 lít nước tưới 20 kg giống).
Vai trò của Quy trình kỹ thuật thâm canh lúa Hợp Trí trong việc phòng chống và khắc phục hạn – mặn
Giai đoạn Đông Xuân 2015-2016, trước tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra khắc nghiệt, Hạn – Mặn xâm nhập sâu gây thiệt hại nặng nề nhất từ trước tới nay. Lúc này, các chuyên gia Hợp Trí đã nhanh chóng ra đồng, cùng với bà con tiến hành khắc phục tình trạng trên. Từ hiệu quả đạt được, Quy trình “Phòng chống Hạn – Mặn Hợp Trí” được Viện nghiên cứu & phát triển ĐBSCL khuyến cáo nông dân áp dụng.
Hiệu quả “Quy trình phòng chống Hạn Mặn” đã triển khai tại 463 điểm giải độc Mặn, 81 điểm phòng chống Hạn – Mặn tại ĐBSCL ĐX 15-16
Tiếp theo, vụ Hè Thu 2016, công ty đã thực hiện 270 điểm trình diễn 5.000m2, 3 mô hình cánh đồng liền thửa 10-20 ha áp dụng quy trình Hợp Trí, 6 mô hình lúa tôm 1ha áp dụng công nghệ sinh thái và quy trình Hợp Trí tại Bạc Liêu và Bến Tre. Kết hợp Chi cục BVTV Kiên Giang và TTKN Sóc Trăng tập huấn cho 120 cán bộ, cộng tác viên về các giải pháp phòng chống hạn mặn cho cây lúa. Ngoài ra công ty còn phối hợp một số địa phương chịu ảnh hưởng mặn nặng như Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang tổ chức 4 cuộc tọa đàm và 50 cuộc hội thảo với gần 3.500 nông dân tham dự.
Sang vụ Đông Xuân 2016-2017 công ty tiếp tục thực hiện các mô hình trình diễn liền thửa 20 ha tại ba tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang cũng như nhiều chương trình hỗ trợ nông dân khác.
Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hộ thực hiện mô hình liền thửa áp dụng quy trình Hợp Trí và các hộ bên ngoài có cùng loại giống và thời điểm gieo sạ cho thấy chi phí thuốc BVTV trong mô hình luôn luôn thấp hơn ngoài mô hình. Về phân bón tổng (bao gồm phân bón lá của Hợp Trí) do vụ đầu (Hè Thu 2016) nông dân chưa quen giảm phân nên chi phí trong mô hình cao hơn ngoài mô hình một chút (67.333 đồng/ha) nhưng sang vụ thứ hai (ĐX 2016-2017) chi phí này đã thấp hơn mặc dù trong mô hình có sử dụng thêm 3 sản phẩm dinh dưỡng của Hợp Trí. Về năng suất, trong mô hình cao hơn ngoài mô hình từ 341kg (vụ thứ 1) đến 544 kg/ha (vụ thứ 2) và lợi nhuận cao hơn từ 2,2 triệu đồng (vụ thứ 1) đến gần 4 triệu đồng/ha (vụ thứ 2)
Quy trình phòng chống Hạn – Mặn
Khi chuẩn bị xuống giống, dù đất có bị nhiễm mặn hay không thì áp dụng giải pháp bổ sung dinh dưỡng sau đây đều có hiệu quả tăng tính chống chịu cho cây trồng. Không chỉ tăng khả năng chống chịu phèn, chống ngộ độc hữu cơ, hạn chế sâu bệnh, phòng chống mặn, tiết kiệm phân bón mà còn giúp cải tạo đất, cây trồng sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao hơn.
- Hợp Trí Super Humic bón 2 lần:
- Lần 1: bón lót hoặc bón sớm 1-3 ngày sau sạ cùng với lân nung chảy hoặc vôi, liều lượng 2 kg/ha.
- Lần 2: bón thúc lần 1 hoặc lần 2 cùng NPK, 2 kg/ha.
- Hydrophos Zn phun 2 lần:
- Lần 1: 7 – 15 NSS (vụ Hè Thu nên phun sớm 7-10 NSS), 1 lít/ha.
- Lần 2: 38 – 45 NSS, 1 lít/ha
- Hợp Trí CaSi phun 2 lần:
- Lần 1: 20 – 25 NSS, 0,5 – 0,8 lít/ha.
- Lần 2: 50 – 55 NSS, 0,5 – 0,8 lít/ha
*Khi áp dụng giải pháp này, đã giúp giảm 25-30% lượng phân NPK (nhất là đạm) so với quy trình canh tác phổ biến của nông dân.
Những sản phẩm Hợp Trí trong quy trình:
Nhóm nghiên cứu kỹ thuật - Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hợp Trí