Cây hồ tiêu, danh pháp hai phần Piper nigrum, thuộc họ Piperaceae, bộ Piperales. Nguồn gốc từ Đông Nam Á (Malaysia, Indonesia, Thailand, Việt Nam) và Nam Á (Ấn Độ, Sri Lanka). Cây thuộc dạng dây leo, thân dài không có lông, thân mọc cuốn, lá mọc cách. Trên thân có 2 loại dây (cành), dây mang hoa và dây không mang hoa. Chùm hoa mọc đối xứng với lá trên dây mang hoa. Chùm hoa dài có hình đuôi sóc gọi là chuỗi hoa, sau này đậu trái gọi là chuỗi trái.
Hạt tiêu có nhiều công dụng như trừ hàn, kháng khuẩn, giảm đau, trừ đàm, kích thích trí não, trị các bệnh đau thần kinh, trị bệnh ghẻ hoặc kích thích vị giác, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của ruột non… Vì vậy, hạt tiêu được dùng để bào chế dược phẩm hay dùng làm gia vị trong chế biến thức ăn.
Cành tiêu mang trái - ảnh Internet
Tùy theo mục đích sử dụng, hạt tiêu sẽ được thu hoạch ở những thời điểm (độ chín) khác nhau; tiêu xanh (vỏ hạt tiêu còn xanh, ruột vừa chắc, hạt căng tròn), tiêu đen (vỏ hạt bắt đầu chuyển từ màu xanh sang vàng - vừa chín tới để khi phơi vỏ tiêu nhăn lại có màu đen nhưng không bị nát), tiêu trắng hay còn gọi là tiêu sọ (đa số hạt có vỏ từ màu vàng chuyển sang màu đỏ - chin mùi để khi sơ chế sẽ tách vỏ ra dễ dàng). Dù với mục đích nào thì mong muốn chung của người trồng là tiêu chín đều, thu hoạch tập trung, năng suất cao, chất lượng hạt tốt để giảm công lao động, giảm giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận.
Tiêu xanh, tiêu trắng và tiêu đen
Tại sao cần tác động để hạt tiêu chín đều, thu hoạch tập trung?
Hồ tiêu là cây thu hoạch một lần trong năm, cây ra hoa kết hạt trên cành non vào đầu mùa mưa (tháng 5-6), sau đó mất khoảng 8 – 10 tháng thì thu hoạch (vào tháng 2 -tháng 3 năm sau). Nếu chăm sóc không tốt phải mất 3 – 4 đợt thu hoạch mới xong một lứa hạt. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhân công lao động, chi phí sản xuất, độ đồng đều của hạt và năng suất, chất lượng cả vườn. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng rất lớn đến thời gian phục hồi cây, khả năng ra hoa, kết hạt ở vụ sau.
Làm cách nào để tác động cho hạt tiêu chín đều, thu hoạch tập trung hơn?
Nguyên tắc chung:
- Nếu cành non ra đều, đồng loạt, mập mạnh thì chùm hoa ra nhanh, đều và hạt chín đồng loạt.
- Nếu hoa thụ phấn mạnh thì tỉ lệ kết hạt cao, hạn chế được tình trạng rụng chuỗi hoặc chuỗi ít hạt (chuỗi bồ cào).
- Nếu cung cấp đủ dưỡng chất, cân đối giữa trung vi lượng thì hạt mau đầy, vỏ căng và mùi vị đậm đà…
Cách thực hiện:
- Sau khi thu hoạch vụ trước, hái xả - vệ sinh vườn: phun thuốc trừ bệnh Norshield 86.2WG (300g/200 lít) hoặc Norshield 58WP (500g/ 200 lít nước) để tẩy sạch mầm bệnh, rong tảo và rụng bớt lá già giúp dinh dưỡng tập trung nuôi dây. Bón 10 – 20 kg phân chuồng hoai + 50g phân hữu cơ sinh học đậm đặc Hợp Trí Super Humic/ gốc để giữ ẩm và nuôi bộ rễ trong mùa khô.
- Đầu mùa mưa: bón toàn bộ lân + 1/3 đạm + 1/3 kali và 50g Hợp Trí Super Humic/ gốc, kết hợp phun phân bón lá Bud Booster (250g/ 200 lít) + Hợp Trí Organo Forge (200ml/ 200 lít) để giúp ra cành, ra bông đồng loạt, lá to, chuỗi dài.
- Khi chuỗi bông ra dài 5-7 cm: phun phân bón lá Bortrac (250ml/ 200 lít) + Hợp Trí Casi (250ml/ 200 lít) giúp hoa dễ thụ phấn, kết nhiều hạt, hạt chắc. Sau khi kết hạt xong phun lại lần 2 để chống hiện tượng rụng chuỗi.
- Trong giai đoạn nuôi hạt (từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6 sau khi kết hạt): phun phân bón lá Seniphos (500ml/ 200 lít) + Multipholate (250g/ 200 lít) để giúp hạt lớn nhanh, vỏ căng. 20 – 30 ngày/ phun 1 lần.
- Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 10 (hạt vào giai đoạn chắc – chín): phun Hợp Trí NPK HK 7-5-44+TE (500g/ 200 lít) hoặc Hợp Trí Kaliphos (500ml/ 200 lít) để giúp hạt chắc, vỏ bóng, chín đồng loạt. Phun 2-3 lần, cách nhau 15 – 20 ngày/ lần. Hợp Trí Kaliphos còn có tác dụng trừ bệnh Phytophthora.
Nguyễn Ngọc Chiểu
GĐ NC&PTSP – Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Trí.
Bà con tham khảo thêm bài viết “Phòng trừ sâu bệnh trên cây hồ tiêu” theo đường link: https://www.hoptri.com/quy-trinh-giai-phap/cay-tieu/phong-tru-benh-tren-cay-tieu