Cây đậu phộng dễ trồng, thích hợp cho trồng xen để tận dụng đất vì có tán thấp. Ở Việt Nam, các địa phương có diện tích trồng đậu tập trung là Tây Ninh, Trà Vinh, Long An, Bình Định, Nghệ An... Tuy nhiên gần đây diện tích đậu phộng giảm do thiếu công lao động, sâu bệnh nhiều, lợi nhuận giảm nên nhiều nông dân đã chuyển đổi sang cây trồng khác.
Bài viết này sẽ cung cấp thêm một số biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để giúp đậu phộng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, lợi nhuận tăng.
Những yếu tố chính quyết định năng suất đậu phộng: giống, đất trồng dinh dưỡng, phòng trừ dịch hại:
- Giống: Tùy theo nhu cầu ăn tươi hay cho chế biến công nghiệp mà chọn giống cho phù hợp. Các giống đang cho năng suất và hàm lượng dầu cao là GV10, HL25, MD7, L14,...
- Đất trồng: Đậu phộng ra hoa trên mặt đất nhưng trái phát triển trong đất nên thích hợp với đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, thoát nước tốt, pH đất khoảng 5,5-6,5. Khi đậu ra hoa cần xới nhẹ quanh gốc để đậu dể đâm tia củ xuống đất.
Chọn đất tơi xốp, làm đất kỹ sẽ giúp đậu dễ đâm tia và tạo nhiều củ
- Dinh dưỡng: Đậu phộng có thể cộng sinh với 1 loài vi khuẩn cố định đạm trên rễ, khi vi khuẩn hoạt động mạnh chổ rễ đó sẽ phát triển mạnh, tạo thành một khối u được gọi là nốt rễ. Đất có lịch sử trồng đậu lâu năm sẽ tồn tại nhiều vi khuẩn này, đất mới có thể chủng thêm để đậu có nhiều nốt rễ, cây được cung cấp nhiều đạm hơn. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp,thoáng khí hoạt động cố định đạm sẽ tốt hơn.
Nốt sần trên rễ đậu
-
- Cây đậu phộng không cần nhiều phân đạm (do có cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm) nhưng nhu cầu lân và can-xi rất cao, kinh nghiệm nông dân có câu “Không lân, không vôi thì thôi trồng đậu”. Lân giúp bộ rễ phát triển tốt, hình thành nhiều bông, cho bông sớm,... Can-xi cũng giúp rễ phát triển mạnh, cải thiện pH đất, giúp vỏ đậu cứng chắc hơn, thiếu Can-xi sẽ gây ra hiện tượng thối cuống, thối vỏ quả. Sản phẩm Hydrophos Zn chứa đến 440g/lit lân dạng dễ hấp thu, cung cấp nhanh qua lá, rất hiệu quả khi lân trong đất phần lớn ở dạng khó hấp thu. Hợp Trí CaSi chứa 20% Oxyt Can-xi và 5% Oxyt Silic dạng huyền phù, dễ hấp thu, rất thích hợp để bổ sung can-xi phun qua lá vào giai đoạn từ hình thành mầm bông, châm vó, nuôi trái bên cạnh bón vôi, Dolomite qua đường rễ. Vôi, Dolomite giúp cải thiện pH đất, cung cấp một phần can-xi qua rễ, qua củ trong khi Hợp Trí CaSi phun qua lá vừa hạn chế đối kháng với yếu tố dinh dưỡng khác, vừa khắc phục trường hợp can-xi di chuyển chậm trong cây. Hợp Trí CaSi có kích thước hạt cực mịn, nhanh hấp thu và dễ phối trộn với các sản phẩm phòng trừ sâu bệnh khác.
- Boron (Bo): giúp tăng cường sức sống hạt phấn, hạt phấn nẩy mầm mạnh, tăng tỉ lệ đậu trái, giảm tỉ lệ trái bi teo lép hạt, hạt biến dạng, đổi màu (hollow heart). Thiếu Bo các mô phân sinh ngọn, rễ và các hoạt động sinh lý cũng kém phát triển. Cung cấp đủ Bo giúp đậu nhiều trái, tỉ lệ trái nhiều hạt cao, hạt no mẩy, đẹp, rễ tốt, nhánh nhiều, hạn chế ngù đọt...từ đó gia tăng năng suất, chất lượng.
Hạt phấn khi thiếu Bo (trái) và cung cấp đủ Bo (phải)
Hạt phấn khi thiếu Bo (trái) và cung cấp đủ Bo (phải)
Bo giúp tăng cường biến dưỡng chất đường, đẩy nhanh quá trình vận chuyển, tích lũy từ lá về hạt, làm hạt no mẩy, nhiều dầu. Quan trọng hơn, Bo còn giúp cho đậu phộng hấp thu và vận chuyển tốt can-xi, thiếu Bo thường dẩn đến thiếu luôn can-xi. Bortrac là sản phẩm cung cấp phức hợp Bo hữu cơ chứa đến 150.000 ppm Bo tinh khiết, hàm lượng chuẩn mạnh, cao nhất thị trường hiện nay, hấp thu nhanh và rất an toàn cho cây trồng.
Triệu chứng chết phôi hạt hay còn gọi là triệu chứng Hollow heart
-
- Kali: hạt đậu phộng chứa lượng dầu cao (44 - 56% ) nên nhu cầu kali cho quá trình tích lũy rất cao, thiếu hụt kali sẽ làm hạt không no mẫy, không chắc hạt, tỉ lệ dầu không cao. Sản phẩm Hợp Trí HK NPK 7:5:44+TE cung cấp nhiều kali giúp cứng cây đứng lá, tích lũy tốt, chống chịu tốt với sâu bệnh. Hợp Trí HK NPK 7:5:44 +TE phun 2 lần trước thu hoạch 15-20 ngày để bổ sung kali cho đậu phộng tích lũy tốt.
- Phòng trừ sâu bệnh trên cây đậu phộng:
- Sâu hại: quan trọng nhất là nhóm sâu ăn lá như sâu khoang, sâu xanh, sâu xanh da láng, sâu keo mùa thu, bọ trĩ trong giai đoạn đầu hoặc rầy xanh chích hút gây sượng, vàng lá. Vụ Đông Xuân, nắng nóng khô hạn nhện đỏ cũng có thể gây hại nặng. Các loại thuốc trừ sâu như Permecide 50EC, Brightin 4.0EC, Actimax 50WG, Secure 10EC,... sử dụng đơn hay phối trộn sẽ cho hiệu quả tốt.
Từ trái sang: sâu khoang, sâu đục ngọn, sâu xanh lông và sâu xanh da láng
- Về bệnh hại: bệnh gây chết cây con do vi khuẩn và các loài nấm trong đất xuất hiện lúc sau gieo. Từ khi đâm tia trở về sau thường xuất hiện bệnh thối cuống quả, thối gốc thân, bệnh đốm lá, rỉ sắt,...tấn công làm giảm năng suất, chất lượng quả. Xử lý áo hạt bằng Norshield 58WP/Norshield 86.2WG trước gieo và phun kỹ vào phần gốc lúc trước khép tán. Tepro Super 300EC, Keviar 325SC hoặc Coranto 250SC phun lá ngăn chặn tốt bệnh Đốm lá, Rỉ sắt,... vừa giúp lá xanh lâu, tăng quang hợp, tăng tích lũy.
Từ trái sang: bệnh Đốm nâu, bệnh Rỉ sắt và bệnh Đốm đen
>>> Nhấn xem ngay: Các sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cây đậu phộng: Hydrophos Zn, Hợp Trí Casi, Bortrac, Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE
Ks Phan Quốc Hùng
Phòng NC và PTSP