Tuy nhiên, bà con nông dân chưa quan tâm đúng mức so với tiềm năng cây chuối mang lại. Ngoài các trang trại được đầu tư cao, nông dân trồng, chăm sóc theo kinh nghiệm và theo phương thức canh tác truyền thống là chủ yếu, ít quan tâm đến các đối tượng sâu bệnh hại trên chuối. Trong đó, bệnh Sigatoka gây hại trên phần lớn các giống chuối. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến việc giảm năng suất, chất lượng và còn là nguyên nhân gây chết cây chuối.
1.Tác nhân bệnh sigatoka trên chuối:
Đốm lá Sigatoka là tổ hợp ba bệnh nấm hại chuối bao gồm: bệnh lùn sọc đen (BLSD) hoặc đốm đen lá Sigatoka trên chuối (Musa spp) do tác nhân Mycosphaerella fijiensis spp.; bệnh đốm lá Sigatoka vàng do Mycosphaerella. musicola spp.; bệnh đốm lá Eumusae (trước đây gọi là bệnh đốm lá Septoria) do Mycosphaerella eumusae spp.. Trong đó Mycosphaerella fijiensis spp. (BLSD) thường nguy hiểm và khó kiểm soát hơn so với bệnh đốm lá Sigatoka vàng.
Hình 1. Vòng đời của M. fijiensis bao gồm bốn giai đoạn riêng biệt bao gồm sự nảy mầm của bào tử, sự xâm nhập của vật chủ, sự phát triển triệu chứng và sản sinh bào tử.
(Nguồn, Agrios (2005 ), © Elsevier)
2. Triệu chứng:
- Cả ba tác nhân gây bệnh chính của tổ hợp bệnh Sigatoka trên chuối đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau trên lá: Bệnh xuất hiện ở các lá thứ 2, 3 hay 4 tính từ ngọn xuống, các đốm nhỏ trở thành vệt chạy song song với gân lá, tập hợp lại tạo thành các vệt hợp chất lớn hơn có màu sắc khác nhau từ đỏ gỉ, nâu sẫm đến đen, tùy thuộc về mầm bệnh. Những vệt này cuối cùng tạo thành những đốm hình elip hoặc hình elip liên kết lại với nhau, tạo thành một đường viền ngâm nước với các mức độ thay đổi thành quầng vàng và cuối cùng hợp nhất lại gây ra hoại tử trên diện rộng làm cho lá sụp xuống. (Đối với triệu chứng bệnh sigatoka đen thường có màu nâu đỏ và xuất hiện mặt dưới của lá. Đối với triệu chứng bệnh sigatoka vàng thường có màu xanh vàng và xuất hiện mặt trên của lá).
(A)
(B)
(C)
(D)
(E)
(F)
Hình 2. Các giai đoạn Bệnh Sigatoka trên chuối
- Các giai đoạn phát triển của bệnh Sigatoka: Hình 2.A Giai đoạn 1 'giai đoạn đốm ban đầu', trong đó các đốm nhỏ hơn 0,25 mm có thể nhìn thấy mờ nhạt trên bề mặt trục của lá. (Hình 2.B) Giai đoạn 2 là 'giai đoạn đầu tiên' các đốm nhỏ trở thành vệt chạy song song với gân lá. (Hình 2.C) Giai đoạn 3 là 'giai đoạn thứ hai' tập hợp lại tạo thành các vệt hợp chất lớn hơn có màu sắc khác nhau từ đỏ gỉ, nâu sẫm đến đen. (Hình 2.D) Giai đoạn 4 là 'giai đoạn lây bệnh” xuất hiện đốm hình elip hoặc hình elip liên kết lại với nhau và phát tán bào tử vô tính. (Hình 2. E) Giai đoạn 5 là 'giai đoạn điểm thứ ba hoặc giai đoạn trưởng thành'. (Hình 2. F) Sự kết tụ của các vệt và đốm trên lá gây ra hoại tử trên diện rộng làm cho lá sụp xuống bị bệnh nặng.
3. Điều kiện cho bệnh phát triển
Quá trình xâm nhiễm và lây bệnh bắt đầu bởi các bào tử vô tính được phát tán trong khoảng cách ngắn do mưa, hoặc bào tử không bào (bào tử hữu tính) được gió mang đi trong vài km. Sự phát tán của nấm trong khoảng cách xa hơn là do con người di chuyển qua các vật liệu bị nhiễm bệnh và lá được sử dụng làm vật liệu đóng gói. Khi gặp các điều kiện: Nhiệt độ thích hợp (22 – 29oC), Độ ẩm tương đối (độ ẩm ở mức 90%), lượng mưa (trên 75mm) phát triển và gây hại. Các cây mẫn cảm có thể bị rụng hoàn toàn lá trong thời gian tương đối ngắn. Điều này dẫn đến quả nhỏ và kém no và chín không đều, với năng suất giảm từ 35% đến 80%.
4. Biện pháp phòng trừ
a) Biện pháp canh tác
- Sử dụng giống sạch bệnh
- Vệ sinh vườn và tạo độ thông thoáng cho vườn chuối, phát hiện lá nhiễm bệnh và đem tiêu hủy hạn chế sự lây lan
- Chọn đất trồng có pH trung tính hoặc hơi kiềm. Điều chỉnh pH đất về gần trung tính (bón vôi). Đất phải thoát nước tốt.
- Bón lót phân hữu cơ (hoặc phân chuồng được xử lý nấm hại kĩ) kết hợp với HT Super Humic + Trichoderma để phòng trừ bệnh.
b) Phun phòng trừ bệnh
- Phun phòng bằng Norshield 86.2WG 250-300g/200 Lít hoặc Eddy 72WP 500g/200 Lít, cách nhau 10 - 15 ngày/lần. Phun ướt đều các lá từ lá già đến các lá non. Đối với những vườn chuối đã bị nhiễm bệnh, ta tiến hành phun Tepro super 300EC (150ml/ 200 lít), nếu bệnh nặng có thể phun lặp lại sau 7 - 10 ngày.
- Ở giai đoạn chuối trổ bắp đến thu hoạch (khoảng 115 – 120 ngày sau trổ bắp) phun Envio 250SC (200ml/200 Lít) để phòng và trị bệnh, không gây nóng bắp, nóng trái.
Nồng độ hoạt chất cao, kích thước hạt thuốc khi phân tán trong nước rất mịn (80% < 1,2 µm)
Làm bất hoạt men hô hấp, dẫn đến phá vỡ cơ chế hô hấp và giết chết các tế bào nấm - vi khuẩn.
Phòng trừ tốt nhiều loại bệnh hại.
Bền bỉ - lan tỏa mọi ngóc ngách với Tebuconazole 150g/l.
Hoạt chất: Azoxystrobin 250g/lít.
Dạng huyền phù
Không gây nóng bông, nóng trái.
Thời gian cách ly ngắn
An toàn cao với người tiêu dùng
Chúc bà con phòng trừ bệnh Sigatoka trên cây chuối thành công.
>>> Nhấn xem thêm Kỹ thuật canh tác chuối già lùn Nam Mỹ
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Tính
Phòng NC&PTSP – Công ty Cổ Phần Đầu Tư Hợp Trí