Chuyên mục: Cây chuối
Ngày đăng: 07/06/2017

Kỹ thuật canh tác chuối già lùn Nam Mỹ

Giới thiệu:

NaiChuoi

Chuối là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến trên thế giới. Khoảng 110 quốc gia có trồng loại trái cây này và trái chuối cũng là một loại trái cây được tiêu thụ mạnh thứ hai chỉ sau trái cây có múi.

Ở Việt Nam chuối được trồng từ rất lâu đời với rất nhiều giống khác nhau như chuối Xiêm Đen, chuối Xiêm Trắng, chuối Già Hương, chuối Tiêu, chuối Cau, chuối Cơm, chuối Sứ, chuối Sáp, chuối Mật.....

Trong vài năm trở lại đây diện tích trồng chuối ở nước ta đang tăng rất nhanh và đang dẫn đầu các loại cây ăn trái về diện tích với khoảng 150.000 ha, chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái cả nước. Trong các giống chuối được trồng kinh doanh hiện nay thì giống chuối Già Lùn Nam Mỹ sản xuất theo phương pháp nuôi cấy mô được nhiều nhà vườn, trang trại lớn chọn lựa vì cho thu hoạch tập trung, năng suất cao, chất lượng ngon, nhiều thị trường trong nước và nước ngoài ưa chuộng.

Chuối Già lùn Nam Mỹ có thể được trồng ở nhiều vùng đất khác nhau, từ đất đồi, đất ruộng lên liếp hay đất phù sa ven sông, thích hợp pH tương đối rộng từ 4,5 đến 8 (hơi chua đến kiềm). Thân cây cao trung bình khoảng 2–3m, nếu trồng giống nuôi cấy mô thì thời gian từ trồng đến trổ buồng (quày) khoảng 7–8 tháng, từ trổ buồng đến thu hoạch khoảng 3–4 tháng, mỗi buồng có thể nặng từ 30–50 kg, trái thon dài, vỏ trái khi chín có màu vàng tươi, ruột vàng, thịt trái có vị ngọt thanh, thơm, dẻo nên rất được ưa thích.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CANH TÁC CHUỐI GIÀ LÙN NAM MỸ

1. Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng được lên liếp có độ dày tầng canh tác từ 50cm trở lên, thoát nước tốt, tránh bị ngập úng, đất phải cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, tạo cho đất tơi xốp.

Đối với đất mới lên líếp nên bón 1 tấn/ha vôi bột trước khi trồng 15 ngày

Đào hố: hố có kích thước 40 x 40 x 40cm. Vị trí hố so le hình tam giác, hàng cách hàng 2–2.5m, cây cách cây 2m (mật độ 2000 cây/ha)

Bón lót cho mỗi hố: 20g Hợp Trí Super Humic + 5kg phân chuồng ủ hoai + 100g phân NPK trôn với ít đất khô cho vào khoảng nửa hố.

2. Chọn cây giống và cách trồng

Chọn cây chuối cấy mô cao 30– 40cm, đường kính thân 2cm và có từ 6–8 lá, cây to khỏe. Khi đem trồng chọn lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh trồng lúc trời nắng gắt. Khi đặt cây con xuống hố trồng thao tác phải nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, đặt cây chuối giống vào giữa hố trồng sao cho mặt bầu ngang bằng mặt đất, lấp đất vào đầy hố, lấp vừa quá cổ gốc chuối, ém đất chung quanh gốc, tưới nhiều nước.

Cây mới đặt xuống phải có cọc cố định để không bị long gốc bởi gió.

3. Tỉa chồi con

Thông thường mỗi cây mẹ chỉ nên để 2–3 chồi con, các chồi còn lại nên tỉa bỏ, chọn giữ lại chồi mọc khoẻ, cách gốc 10–20cm, có thời gian cách nhau 4 tháng, sau 4 tháng để thêm 01 chồi nữa, nên chọn chồi xa gốc cây mẹ và tránh vị trí dưới buồng chuối.

4. Chăm sóc buồng chuối khi trổ

Sau khi trồng 7 tháng chuối bắt đầu trổ buồng, sau khi trổ xong hàng hoa cái thì tiến hành cắt bỏ bắp chỉ chừa 8–10 nải trên buồng tuỳ theo sinh trưởng của cây, nên cắt bắp vào buổi trưa để hạn chế sự mất nhựa, sau đó phun thuốc trừ bọ trĩ và bệnh thối trái, tiến hành bao quày bằng túi vải màu trắng

Thông thường 01 tháng sau khi cắt bắp tiến hành chống quày để tránh đổ ngã.

5. Thu hoạch

Sau khi trồng đến 11–12 tháng ta có thể thu hoạch lứa đầu tiên, thu hoạch lúc trái già cứng.

Sau khi thu hoạch đốn bỏ thân giả của cây mẹ đã lấy buồng, sau đó vệ sinh vườn sạch sẽ.

KỸ THUẬT BÓN PHÂN VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

1. Bón phân gốc

a. Năm đầu tiên mới trồng

  • Bón lót: 20g Hợp Trí Super Humic + 5 kg phân chuồng ủ hoai + 100g phân NPK + đất khô băm nhỏ/ 1 hố trồng
  • Sau khi trồng 3-4 tháng: 100g Urê + 0.5kg Lân nung chảy + 0.6kg K2SO4 bón cho 1 gốc
  • Sau khi trồng 7-8 tháng: 200g Urê + 0.5kg Lân nung chảy + 0.6kg K2SO4 bón cho 1 gốc

* Cách bón: Đào rãnh hoặc đào 4 hốc quanh gốc theo hình chiếu tán lá, bón xong lấp đất lại.

b. Năm thứ hai trở đi

Bón 3 lần trong năm:

  • Lần 1: sau khi thu hoạch , Lần 2: 3 tháng sau lần 1, Lần 3: 3 tháng sau lần 2,
  • Công thức bón 3 lần giống nhau : 20g Hợp Trí Super Humic + 100g Urê + 0.5kg lân nung chảy + 0.6kg K2SO4 / buội

* Cách bón: đào 4 hốc xung quanh gốc, sâu 10–15 cm , cách gốc 1,5–1,7 m, bón phân vào hốc và lấp đất lại.

Tùy thuộc vào tình trạng sinh trưởng và năng suất của cây có thể điều chỉnh lượng phân bón phù hợp. Vùng đất nhiễm phèn có thể bón thêm 1- 3kg vôi/ gốc/ năm vào đầu mùa mưa.

2. Phun phân bón lá đa trung vi lượng

Thực tế cây trồng có thể thiếu dinh dưỡng mặc dù có bón phân. Nguyên nhân có thể do đất nghèo dinh dưỡng, đất nhiễm phèn, mặn, đất pha cát không giử được độ phì… nên việc bổ sung thêm dinh dưỡng phun qua lá là cần thiết để giúp cây cân bằng dinh dưỡng, sinh trưởng khỏe, chống chịu thời  tiết bất lợi, cây cho năng suất cao, chất lượng tốt và mẫu mã đẹp.

  • Sau khi trồng 1 tháng: phun hoặc tưới 1-2 lần Hydrophos Zn (500 ml/200 lít) hoặc kết hợp với Hợp Trí Organo Forge (200 ml/200 lít) giúp cây ra rễ mạnh, bắt phân nhanh, mau phát.
  • Trước khi trổ bắp 1 tháng: phun HydroPhos Zn + Hợp Trí HK NPK 7.5.44 TE (500 ml + 500 g/200 lít) giúp cây trổ buồng sớm, nhiều hoa/buồng, hoa to.
  • Sắp trổ bắp: phun Bortrac + Hợp Trí Organo Forge (200 ml + 200 ml/200 lít) giúp thụ phấn tốt, hoa trổ đều, đồng loạt.
  • Sau cắt bắp 1 tuần: phun Hợp Trí Organo TE (100-150ml/200 lít) giúp trái non lớn nhanh, phun lần 2 sau 2 tuần..
  • Sau cắt bắp 5 tuần: phun Seniphos (500 ml/200 lít) hoặc Hợp Trí CaSi (250 ml/200 lít) giúp chắc thịt, không bị nứt trái.
  • Trước thu hoạch 1 tháng phun Hợp Trí HK NPK 7.5.44 TE (500 g/200 lít) , giúp trái thơm ngọt, thịt dẽ, vỏ dày, nặng cân, màu sắc bóng đẹp.
Hợp Trí Super Humic
Hydrophos-Zn
Bortrac
Hợp Trí Organo Forge
HỢP TRÍ ORGANO-TE
Hợp Trí Casi
Hợp Trí HK NPK 7-5-44+TE

 

3. Phòng trừ sâu bệnh

3.1. Sùng đục củ (Cosmopolites sordidus)

AuTrungSungDucCu

Ấu trùng màu trắng sống trong đất

SungDucCu

Thành trùng cánh cứng

Biện pháp phòng trừ:

  • Chọn cây giống không nhiễm sùng.
  • Chặt gốc sát mặt đất khi thu hoạch, lấp đất lại cẩn thận.
  • Phun thuốc trừ sâu Carbosan 25EC (500 ml/200 lít) hoặc Maxfos 50EC (500 ml/200 lít) vào gốc chuối tiêu diệt ấu trùng và thành trùng

3.2. Sâu cuốn lá (Erionota thrax Linnaeus)

SauCuonLaChuoi

Sâu cuốn lá chuối sống bên trong

Biện pháp phòng trừ:

Nếu ít thì ngắt bỏ lá bị sâu cuốn tiêu hủy, nếu nhiều thì phun thuốc có tính vị độc mạnh: Brightin 4.0EC (100 ml/200 lít), Actimax 50WG (100 g/200 lít), Permecide 50EC (250ml/200 lít)

  3.3. Tuyến trùng

  • Tuyến trùng đục rễ (Radopholus similis): Tấn công và phá hủy rễ tạo các vết màu nâu đỏ hay đen làm cho rễ ngắn đi và ít mọc rễ nhánh. Tuyến trùng đẻ trứng trong rễ, khi nở sẽ chích hút nhựa tế bào và tạo điều kiện cho các loài nấm trong đất theo các vết thương của tuyến trùng làm cây bị cằn cỗi, buồng nhỏ, trái nhỏ.
  • Tuyến trùng sưng rễ (Meloidogyne incognita): Làm rễ bị sưng với nhiều nốt rễ (bướu sần) có kích thước khác nhau, rễ mất lông hút.

Cách phòng trừ:

  • Tưới thuốc trừ tuyến trùng vào gốc:  Carbosan 25EC (500ml/ 200 lít), Brightin 4.0EC (100 ml/200 lít), tưới 3-5 lít/ gốc.

3.4. Rệp sáp (Dysmicoccus neobrevipes và Pseudococus jackbeardsleyi)

RepSap

Rệp Sáp

Rệp sáp rễ chích hút dinh dưỡng, gây tổn thương rễ, tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhiễm gây thối rễ. Rệp sáp trên quả làm cho quả bị biến dạng, quả nhỏ, chất lượng giảm. Rệp sáp thải chất tiết thu hút nấm bồ hóng (Capnodium sp.) phủ lên vỏ trái làm trái chuối chậm lớn, giảm giá trị thương phẩm. Rệp sáp thường sống cộng sinh với các loài kiến và phát triển mạnh trong mùa khô.

Cách phòng trừ:

  • Rệp sáp gốc, rễ:  phun hoặc bơm thuốc Maxfos 50EC (500 ml/ 200 lít) vào nơi rệp gây hại,
  • Rệp sáp trên buồng, quả: phun Maxfos 50EC (500 ml/ 200lit), phun kỹ nơi rệp gây hại
  • Có thể cộng thêm nước rửa chén (200 ml/200 lít nước) vào thuốc để tăng hiệu quả trừ rệp sáp.
Maxfos 50EC
Carbosan 25EC
Brightin 4.0EC
Actimax 50WG
Permecide 50EC

3.5. Bệnh héo rũ Panama (nấm Fusarium oxysporum f. cubense)

Panama 01 Panama 02 Panama 04
Triệu chứng bệnh héo rũ trên lá và trong thân

Bệnh này lây lan nhanh, các lá già bị vàng trước rồi lan dần lên các lá ngọn. Lá bị vàng từ bìa lá rồi lan vào gân lá. Cuống lá bị gảy gập nơi tiếp giáp với thân.Thân giả bị chết nhưng vẫn đứng, các bẹ ngoài bị nứt dọc theo thân. Sau khi cây mẹ bị héo chết thì các cây chuối con cũng bị héo theo. Cắt ngang thân giả sẽ thấy ở các vòng mạch bẹ lá non chuyển màu vàng, còn các bẹ lá già có vòng mạch màu nâu. Chẻ dọc thân cây ngửi có mùi hôi.

Nấm gây bệnh lưu tồn trong đất và trong tàn dư của cây bệnh. Bệnh lây lan chủ yếu qua cây bệnh, nguồn nước tưới mang mầm bệnh, dụng cụ làm đất... Bệnh xâm nhập vào cây qua chóp rễ và các vết thương tổn do tuyến trùng hay cơ giới gây ra ở rễ.

Cách phòng trị: Phòng ngừa là chính

  • Lên liếp cao, thoát nước tốt trong mùa mưa,
  • Trồng giống sạch bệnh (giống cấy mô)
  • Hạn chế làm tổn thương bộ rễ, trừ tuyến trùng rễ bằng tưới Carbosan 25EC hoặc Brightin 4.0EC như hướng dẫn ở trên.
  • Tưới Norshield 86.2WG (300 g/200 lit) hoặc Eddy 72WP (500 g/200 lít) vào đầu và giửa mùa mưa. Phòng bệnh là chính.
Norshield 86.2WG
Eddy 72WP
  • Cây bị bệnh rồi: cần chặt bỏ cây, đào hết gốc bị bệnh đem tiêu hủy, rải vôi bột , khử trùng đất trước khi trồng lại.

3.6. Bệnh đốm lá Sigatoka (Cercospora musae)

Sigatoka 01 Sigatoka 02 Sigatoka 03
Triệu chứng đốm lá Sigatoka

Cách phòng trừ: Phun thuốc phòng bệnh hoặc khi bệnh mới xuất hiện bằng Norshield 86.2WG (300 g/200 lít) hoặc Eddy 72WP (500 g/200 lít). 

3.7. Bệnh chùn đọt (Bunchy Top Virus)

BenhChunDot 01 BenhChunDot 02 BenhChunDot 03

Bệnh do một số loài côn trùng chích hút như rầy mềm, rầy xanh, bọ trĩ truyền virus. Cây nhiễm nặng sẽ bị chùn đọt, lá đứng, lá bệnh nhỏ, mép lá phát triển không đều, có màu vàng trắng. Nếu bị nhiễm bệnh sớm cây lùn và sẽ không trổ buồng. Nếu nhiễm trễ, cây vẫn cho trái nhưng buồng nhỏ, trái nhỏ cong queo. Cây có thể trổ buồng ngang hông.

Cách phòng trừ: Chọn cây con sạch bệnh, trồng thưa, vườn thông thoáng. Phun thuốc trừ côn trùng chích hút bằng Thiamax 25WG (50g/ 200 lít), Brightin 4.0EC (100ml/200 lít) hoặc hổn hợp 2 loại trên. Nếu cây đã bị bệnh thì nên chặt bỏ, thu gom tiêu hủy ngay vì không có thuốc trừ virus.

Xem thêm các bài viết cùng chuyên mục

info@hoptrisummit.com

(028) 3873 4115
(028) 3873 4116

(028) 3873 4117

CÔNG TY CỔ PHẦN HỢP TRÍ SUMMIT

Trụ sở chính:
Đường số 8, Lô B14, KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh

Người đại diện:
TGĐ ĐẶNG HỒNG HẢI
Số giấy chứng nhận ĐKKD: 0303015573

Ngày cấp lần đầu:
08/08/2003, thay đổi lần 24 ngày 08/11/2024. Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM

Chi nhánh Sài Gòn:
80/14 Bà Huyện Thanh Quan, P.9, Q.3, TP.HCM

Chi nhánh Hà Nội:
130 Lô B4 Khu Đô Thị Mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Chi nhánh Campuchia:
#910, Street SOS, Sangkat Phnom Penh Thmei, Khan Sen Sok, Phnom Penh, Cambodia

hotline2

Theo dõi công ty Hợp Trí tại:

DaThongBao